Ake Komon & Sumi Komon

  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho: Giảm dần
Bộ lọc
Bộ sưu tập
Phong cách thiết kế
Chất liệu
Loại sản phẩm
Sản phẩm lẻ/bộ
Mục đích sử dụng
Khoảng giá
Sắp xếp:
  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho: Giảm dần
Bộ sưu tập:
Phong cách thiết kế:
Lọc giá:
Chất liệu:
Loại sản phẩm:
Sản phẩm lẻ/bộ:
Mục đích sử dụng:
Xóa hết
Ake Komon & Sumi Komon

Chén trà (tách trà) dáng loe 220ml kèm đĩa lót (Đỏ) sứ xương Nhật Bản | Ake Komon 4948J - T59587

2,244,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Chén trà (tách trà) dáng loe 220ml kèm đĩa lót (Đen) sứ xương Nhật Bản | Sumi Komon 4949J - T59587

2,244,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Đĩa tròn cỡ nhỏ đường kính 17,2cm (Đỏ) sứ xương Nhật Bản | Ake Komon 4948J - 59512

1,043,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Đĩa tròn cỡ nhỏ đường kính 17,2cm (Đen) sứ xương Nhật Bản | Sumi Komon 4949J - 59512

1,043,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Đĩa tròn cỡ vừa đường kính 21,8cm (Đỏ) sứ xương Nhật Bản | Ake Komon 4948J - 59511

1,528,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Đĩa tròn cỡ vừa đường kính 21,8cm (Đen) sứ xương Nhật Bản | Sumi Komon 4949J - 59511

1,528,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Đĩa tròn cỡ lớn đường kính 27,6cm (Đỏ) sứ xương Nhật Bản | Ake Komon 4948J - 59520

2,214,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Đĩa tròn cỡ lớn đường kính 27,6cm (Đen) sứ xương Nhật Bản | Sumi Komon 4949J - 59520

2,214,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Đĩa vuông cỡ lớn cạnh dài 26,5cm (Đỏ) sứ xương Nhật Bản | Ake Komon 4948J - 50951

4,338,000₫

Ake Komon & Sumi Komon

Đĩa vuông cỡ lớn cạnh dài 26,5cm (Đen) sứ xương Nhật Bản | Sumi Komon 4949J - 50951

4,338,000₫

Xem thêm sản phẩm
  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho: Giảm dần
Bộ sưu tập
Phong cách thiết kế
Khoảng giá
Chất liệu
Loại sản phẩm
Sản phẩm lẻ/bộ
Mục đích sử dụng

Ý nghĩa bộ sưu tập

Dệt nên họa tiết kimono sang trọng bằng sứ xương thượng hạng

Mang trên mình màu sắc và họa tiết đặc trưng của những bộ kimono lộng lẫy từ thời đại Edo huy hoàng, bộ sưu tập sứ xương Ake Komon đỏ son và Sumi Komon đen mực hứa hẹn mang đến cảm giác thưởng trà hoàn toàn khác biệt!

Tổng quan về bộ sưu tập sứ xương Ake Komon và Sumi Komon

Là một trong số ít bộ sưu tập mà Noritake mang quốc hồn quốc túy Nhật Bản thổi vào bộ tách trà, bộ sưu tập sứ xương Ake Komon và Sumi Komon quả thật là điểm nhấn nổi bật, được các nhà sưu tầm háo hức tìm đến để sở hữu tuyệt tác mang đậm màu phương Đông trong hình dáng phương Tây này.

sứ xương Bộ sưu tập sứ xương Ake Komon và Sumi Komon.

Tuy được chia ra làm hai bộ sưu tập riêng biệt, Ake Komon (màu đỏ) và Sumi Komon (màu đen), tuy nhiên cả hai đều được thiết kế theo dáng Master - thiết kế sang trọng dành riêng cho các dòng sứ xương, cho thấy hết thảy đẳng cấp tay nghề và sự tinh tế đến từng chi tiết của người thợ thủ công. Hơn thế nữa, cả Ake Komon và Sumi Komon đều mang trên mình màu sắc và họa tiết đặc trưng của những bộ kimono lộng lẫy từ thời đại Edo huy hoàng.

Năm loại họa tiết cổ trên kimono thời Edo

Trong tiếng Nhật, từ “komon" dùng để chỉ những loại họa tiết tinh xảo lặp đi lặp lại trên toàn bộ tấm vải, thường được dùng để may kimono. Khác với các loại họa tiết cùng loại khác, “komon" trong bộ sưu tập sứ xương Ake Komon và Sumi Komon là hoa văn trên những bộ kimono thịnh hành ở thời kỳ Edo (1603-1867), thanh mảnh và tinh tế đến mức không thể nhìn thấy rõ từ khoảng cách xa, đòi hỏi kỹ thuật cao cùng kinh nghiệm lâu năm của người thợ dệt.

sứ xương Trang phục của các samurai thời kỳ Edo.

Ban đầu, loại hoa văn xa xỉ này được dệt nên do yêu cầu của các phiên (đơn vị hành chính nước Nhật lúc bấy giờ) dành cho samurai - tầng lớp đứng đầu trong hệ thống giai cấp Nhật Bản, và việc làm ra những hoa văn sang trọng dường như trở thành một cuộc chiến ngầm giữa các phiên. Dần dần, dạng “komon" này đã trở thành xu hướng và lan rộng đến cả tầng lớp dân thường, được họ trang trọng đưa vào bộ áo kimono đẹp đẽ dành cho những dịp đặc biệt. Trong số đó, nổi bật và thịnh hành nhất phải kể đến năm loại hoa văn sau.

Gyogi: Hoa văn này bắt nguồn từ gia tộc Date tại phiên Sendai, có dạng những chấm tròn nhỏ nghiêng 45 độ, tùy vào mục đích sử dụng mà những chấm tròn có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Bởi vì góc nghiêng của chúng trùng khớp với góc độ cúi chào truyền thống Nhật Bản, cho nên hoa văn này được biểu thị cho sự lịch sự và lề lối, thường được mặc khi cần tham gia các lễ nghi trang trọng.

Kakudoshi: Gia tộc Toda ở Shinano sử dụng hoa văn dạng chấm xếp theo hàng dọc và hàng ngang, được gọi là kakudoshi. Những chấm nhỏ xếp thẳng hàng biểu thị sự kiên định, qua đó nhấn mạnh tinh thần võ sĩ đạo của các samurai thời đó.

sứ xương Từ trái sang phải: Gyogi, Kakudoshi, Same, Daisho-arena và Mansuji.

Same: Đây là loại hoa văn phỏng theo hình dáng vây cá mập, từng thuộc về gia tộc Tokugawa nhánh Kishu. Trong thời kỳ Chiến quốc (1467-1615), những chiếc mũ bảo vệ phần đầu cho các chiến binh được ví von rằng cứng như vây cá mập, cho nên hoa văn này mang ý nghĩa xua đuổi tà ác; thậm chí đối với loại same gốc thời Edo, chúng còn có vẻ ngoài bóng bẩy khi nhìn từ xa.

Daisho-arera: Không giống như những gia tộc nêu trên, họ Shimazushi ở phiên Satsuma dùng hoa văn gồm những chấm tròn có hình dạng to nhỏ khác nhau, biểu tượng cho những tinh thể băng xuất hiện khi nhiệt độ quá thấp. Giống như lực nảy mạnh mẽ và nhanh nhẹn của tinh thể băng khi rơi xuống đất, gia tộc Shimazushi mong muốn những thành viên của họ cũng có động lực để sống và phục vụ cho cuộc Duy Tân Minh Trị như vậy.

Mansuji: Họa tiết này có dạng kẻ dọc bằng những đường thẳng mảnh, là một trong những dạng hoa văn khó dệt và mất khá nhiều thời gian để nhuộm vào lúc đó, cho nên mansuji thường được phối hợp với những phụ kiện đi kèm đắt tiền. Tuy nhiên, hiện nay những bộ kimono dùng họa tiết mansuji đã dần được cải thiện quy trình dệt, trở nên thanh lịch và thân thiện hơn cho trang phục hằng ngày, được khá nhiều người yêu thích lựa chọn.

Màu đỏ - Ake trong giá trị truyền thống Nhật Bản

Màu đỏ của ký tự “ake - 朱” là màu đỏ son, được làm từ chu sa bằng thuật giả kim có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện ở Nhật Bản từ thời kỳ đồ đá Jomon (10000 – 4000 TCN). Bắt đầu từ thời cổ đại, màu đỏ son đã được sử dụng phổ biến trong các cung điện, đền thờ và chùa chiền, tượng trưng cho sự trường thọ và bùa hộ mệnh xua đuổi tà ác.

sứ xương Màu đỏ son trong đền thờ thần đạo tại Nhật Bản. Hình ảnh bởi David Emrich.

Người Nhật cổ đại tôn thờ mặt trời như vị thần vĩ đại nhất, do đó họ ưa chuộng màu đỏ son - sắc màu mang hình ảnh vầng dương sáng chói và ngọn lửa biểu tượng cho sự sống. Bên cạnh đó, thủy ngân - chất được người Nhật cổ dùng để xua đuổi côn trùng - cũng được cho vào trong quá trình làm nên màu sơn đỏ son, biểu thị mong muốn xua đuổi tà ác và ngăn ngừa tai họa. Cùng sự gắn bó chặt chẽ với tính tâm linh có từ thuở xa xưa này của người Nhật, Noritake đã mang “ake - 朱” vào tuyệt tác sứ xương Ake Komon, tạo nên bộ tách trà mang đậm màu sắc của đất nước mặt trời mọc.

Màu đen mực - Sumi trong giá trị truyền thống Nhật Bản

Đáng ngạc nhiên rằng, sắc đen trong văn hóa Nhật Bản cổ xưa lại xuất hiện trong những hình xăm - điều có thể coi là cấm kỵ trong văn hóa hiện đại tại đất nước mặt trời mọc. Từ rất lâu, ngư dân đã dùng mực đen xăm lên mình hình dã điểu hay hải ngư để tự bảo vệ mình trước những hiểm nguy khi đối mặt với biển cả. Với ý nghĩa tương tự, tầng lớp võ sĩ samurai cũng rất ưa chuộng màu đen bóng trên vũ khí và trang phục chiến đấu như nón hay áo giáp của mình.

Màu đen trên áo giáp samurai.

Trong rất nhiều sắc đen đa dạng đó, Noritake chọn “sumi - 墨”, tạm dịch là màu đen mực cho bộ sưu tập sứ xương Sumi Komon tuyệt tác. Không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ chủ nhân, sumi còn gợi nhớ đến sumi-e, nghệ thuật tranh thủy mặc dùng nhiều sắc độ màu đen khác nhau để tạo nên những bức tranh sống động, biến ảo khôn lường.

Họa tiết xứ sở mặt trời mọc trên tách trà sứ xương phương Tây

Được thiết kế theo dáng Master với tách uống trà/coffee dạng loe đặc trưng của phong cách dùng trà kiểu Anh, giúp làm giảm nhiệt độ của chất lỏng khi đưa tới miệng đồng thời dễ dàng kiểm soát lượng trà hay cà phê uống vào, Ake Komon đỏ son và Sumi Komon đen mực mang đến cảm giác thưởng trà hoàn toàn khác biệt!

sứ xương Tách trà/coffee trong bộ sưu tập sứ xương Ake Komon và Sumi Komon.

Hai bộ sưu tập sứ xương đặc biệt này dĩ nhiên không mang các hình ảnh hoa lá mềm mại như những tách trà kiểu Anh thường thấy, mà trung thành tuyệt đối với kiểu họa tiết “komon", khoác lên thân sứ những chấm nhỏ tinh tế - kỹ thuật được vẽ nên bởi các nghệ nhân gốm sứ lành nghề làng Noritake.

Quả nhiên, “komon" phải được nhìn gần mới cảm nhận được sự tinh tế và sang trọng, rất mong các bạn có thể cầm trong tay những sản phẩm trong bộ sưu tập sứ xương Ake Komon và Sumi Komon bằng cách đặt hàng qua website hay fanpage Noritake Vietnam, hoặc ghé thăm những showroom ở địa chỉ dưới đây để có trải nghiệm chân thật nhất!