Vẻ đẹp của gam màu trắng

Vẻ đẹp của gam màu trắng

Vẻ đẹp của gam màu trắng

Theo đuổi “gam màu trắng” hoàn mỹ

Lịch sử của Noritake bắt đầu từ sự đam mê “gam màu trắng”. Và niềm đam mê đó đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Trong suốt hơn 100 năm qua, gam màu trắng đã được pha trộn thêm chút sắc ngà, tạo nên sứ xương, một loại sứ mang đến cảm giác mềm mại và ấm áp. “Gam màu trắng” nguyên bản của Noritake là màu trắng tinh khiết như chính tên gọi.

Hành trình theo đuổi gam màu trắng

Niềm đam mê gam màu trắng
"Tôi muốn sản xuất ra bộ đồ bàn ăn phương Tây màu trắng, tinh tế và đẹp mắt." Lịch sử của thương hiệu bộ đồ bàn ăn phương Tây Noritake bắt nguồn từ khoảnh khắc ông Morimura nhìn thấy các bộ đồ bàn ăn màu trắng tuyệt đẹp tại Triển lãm Paris 1889. Sau hơn 20 năm nghiên cứu phát triển và vào năm 1914, ông đã sản xuất thành công bộ đồ bàn ăn đầu tiên của Nhật Bản sử dụng "sứ trắng". Bên cạnh đó, nhờ tập trung công nghệ và các bí quyết được trau dồi, Noritake đã phát triển thành công dòng "sứ xương" đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1932. Từ đó tới nay, các sản phẩm chính của Noritake đều được sản xuất từ hai chất liệu này.
Mặc dù cả hai chất liệu này đều là sứ nhưng “sứ trắng” và “sứ xương” được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau và bằng các phương pháp sản xuất khác nhau, nhưng cả hai đều thể hiện triết lý thương hiệu của Noritake với nền tảng là gam màu trắng hoàn mỹ. Noritake đặc biệt chú trọng đến tỉ lệ cân bằng hài hòa giữa sắc xanh và sắc vàng cùng bề mặt men bóng để tạo nên sự nổi bật cho màu trắng thanh lịch. Độ trong suốt của sản phẩm được tạo ra trong quá trình xử lý nguyên liệu thô và đúc mỏng. Chất liệu sứ trong các sản phẩm của Noritake tuy mỏng nhẹ nhưng vẫn có độ bền cao. Noritake vẫn đang nỗ lực từng ngày để tạo ra các sản phẩm kết hợp các yếu tố này một cách cân bằng.
Theo lời mời của anh em nhà Rosenfeld, Magobei đã đến châu Âu vào năm 1903 cùng với Kotaro Asukai, người phụ trách phát triển men sứ. Murai đến từ New York và Kazuchika Okura, con trai của Magobei cũng tham gia cùng chuyến đi và cả nhóm đã tham quan nhà máy gốm sứ Victoria của Rosenfeld ở Áo để tìm hiểu về các phương pháp nung. Tiếp đó, tại Đức, họ đến thăm Viện Nghiên cứu Hóa học Công nghiệp Đất sét ở Béc-lin và yêu cầu được nghiên cứu về công thức của các nguyên liệu thô khác nhau từ Nhật Bản. Nhờ đó, họ đã biết được rằng sử dụng đá gốm Amakusa có hiệu quả trong việc sản xuất sứ trắng. Điều này đã tạo cho họ một động lực lớn, và cuối cùng họ đã bắt tay vào việc thành lập một công ty gốm sứ để sản xuất toàn bộ đồ sứ trắng.

Sự tôn kính dành cho hai vẻ đẹp

Gam màu trắng của "sứ trắng"
Tại một đất nước ưa chuộng ánh sáng rực rỡ như Nhật Bản, vẻ đẹp tao nhã và đẹp đẽ của "sứ trắng" càng trở nên nổi bật hơn. Ngoài ra, sắc trắng hơi ngà và tươi mát của sứ trắng rất hợp với đồ ăn Nhật Bản, và ngay cả khi kết hợp với đồ sơn mài Nhật Bản, nó vẫn tạo nên một sự hài hòa dễ chịu.
Đặc biệt, những sản phẩm sứ trắng với họa tiết xanh lam đã được nhiều người yêu thích vì vẻ đẹp mang phong cách cổ xưa như dòng gốm sứ Imari cổ (Koimari). Từ đó, quý vị có thể cảm nhận được vẻ ngoài trang nghiêm cộng hưởng với gu thẩm mỹ của người Nhật. Sản phẩm "sứ trắng" của Noritake hấp dẫn bởi đây là bộ đồ bàn ăn phương Tây nhưng lại có nét sâu lắng hòa quyện với văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Gam màu trắng của "sứ xương"
"Sứ xương" là một trong những đồ gốm sứ đầu tiên được sản xuất ở Anh vào thế kỷ 18, với đặc trưng là màu trắng sữa mềm mại và ấm áp. Sản phẩm này rất phù hợp với không gian được chiếu sáng dịu nhẹ bởi hệ thống ánh sáng gián tiếp, và trông rất lung linh, đặc biệt trong môi trường ánh sáng ấm.
Sứ xương của Noritake với cấu tạo bề mặt ấm áp tạo cho người dùng cảm giác mềm mại và thanh lịch, đồng thời có độ trong suốt và bóng loáng, làm nổi bật họa tiết trên bề mặt sản phẩm.

Giá trị vĩnh cửu của gam màu trắng

Lịch sử bộ đồ bàn ăn phương Tây và sự dịch chuyển sang "gam màu trắng"
Người ta cho rằng người châu Âu lần đầu tiên nhìn thấy đồ sứ trắng được mang đến từ phương Đông vào thế kỷ 17. Màu trắng tuyệt đẹp với những họa tiết màu sắc rực rỡ đã làm mê mẩn lòng người. Khi đó, đồ sứ trắng được gọi là "vàng trắng" và được đánh giá rất cao, khiến tất cả các quý tộc hoàng gia đều muốn sở hữu. Cuối cùng, các nhà sản xuất phương Tây cũng bắt đầu nỗ lực sản xuất đồ sứ trắng ở châu Âu, nhưng việc sản xuất này vô cùng khó khăn vì đây được coi là bí quyết của Phương Đông vào thời điểm đó, và con đường dài dẫn đến sự phát triển thành công của sứ trắng tại phương Tây được kể lại trong nhiều giai thoại…
Hành trình theo đuổi "gam màu trắng" có thể được coi là hướng đi tất yếu cho các nhà sản xuất bộ đồ ăn phương Tây. Đối với Noritake, đó còn là giá trị nguyên bản và nguồn cảm hứng bất diệt. Noritake sẽ tiếp tục theo đuổi "gam màu trắng" cho dù thời thế có thay đổi như thế nào. Bộ đồ bàn ăn Noritake với "gam màu trắng" vẫn luôn sáng đẹp ngay cả được xếp trên tủ và chưa được sử dụng tới. Cam kết của Noritake đối với "gam màu trắng" sẽ không bao giờ thay đổi.