Noritake lý giải bất ngờ về chữ “China” xuất hiện trên gốm sứ từ Nhật Bản
Hiểu lầm về từ “China” trong gốm sứ Nhật
Trên thị trường tiêu dùng, việc phân biệt và lựa chọn sản phẩm ưng ý, có uy tín và chất lượng cao thường được nhận diện qua các dòng chữ, tem mác, dấu ấn gắn liền với sản phẩm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, quý vị có thể đã bỏ qua những thông tin quý giá về gốm sứ chất lượng cao của xứ Phù Tang. “Bone China” vốn có nghĩa là chất liệu SỨ XƯƠNG, kiến tạo nên nhiều sản phẩm gốm sứ Nhật Bản có giá trị chế tác cao. Và quan trọng, “China” trong trường hợp này KHÔNG có nghĩa là xuất xứ từ Trung Quốc!
“Bone China” có nghĩa là chất liệu sứ xương, kiến tạo nên nhiều sản phẩm gốm sứ Nhật Bản có giá trị chế tác cao
Lịch sử thú vị: từ “China” trong gốm sứ
Việc xuất hiện từ “China” trong cụm từ “Bone China” khi nhắc đến dòng gốm sứ chất lượng tuyệt hảo của Nhật Bản đã đặt ra nghi vấn về cách hiểu chính xác cho các khách hàng và những người yêu thích tìm hiểu, sưu tầm gốm sứ. Kỳ thực, chữ “China” được in trên các sản phẩm sứ xương có nghĩa là “SỨ” trong cụm từ GỐM SỨ, hoàn toàn không có nghĩa là gốm sứ “Trung Quốc”.
Đến đây, nhiều người thắc mắc thêm rằng vì đâu lại có sự trùng hợp như vậy, khi mà ai ai cũng biết China là tên gọi của Trung Quốc trên thế giới? Để lí giải điều này, hãy ngược dòng lịch sử để tìm hiểu cặn kẽ, tường tận hơn.
BST Evening Majesty by Noritake bằng chất liệu sứ xương – được coi là chất liệu nữ hoàng của ngành gốm sứ. Sứ xương có tên quốc tế là Bone China
Trước hết, phải kể đến lý do người Châu Âu gọi tên đất nước Trung Quốc là “China”. Nguyên do một phần bắt nguồn từ lịch sử hình thành và giai đoạn phát triển mạnh mẽ của gốm sứ Trung Quốc từ đời nhà Hán. Khi ấy, địa danh Cảnh Đức là trung tâm gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc lúc bấy giờ. Nhờ “con đường tơ lụa”, gốm sứ Trung Quốc đã đến châu Âu từ rất sớm. Về sau, người Châu Âu biết đến đất nước Trung Quốc qua đồ gốm sứ Cảnh Đức, nên có thể coi đây là khởi nguồn của việc danh từ “China” – nghĩa là ”đồ sứ” – đã trở thành cách gọi tên của người Châu Âu với Trung Quốc. Nói dễ hiểu hơn, với người Châu Âu thì “Trung Quốc là đồ sứ, đồ sứ cũng chính là Trung Quốc”. Khi đồ sứ ngày càng thịnh hành ở châu Âu, khiến cho đại danh từ “China” này vô hình chung càng gắn chặt “đồ sứ” - “Trung Quốc” với nhau. Như vậy, đằng sau việc trên đồ sứ Nhật Bản lại có chữ “China” là cả một câu chuyện rõ ràng và xác thực trong lịch sử phát triển của lĩnh vực gốm sứ.
Sứ xương – Bone China có độ thấu quang cao, mỏng, nhẹ và bóng đẹp
Cách phân loại gốm sứ Noritake, giải đáp nghi vấn liệu Noritake có phải là gốm sứ Trung Quốc?
Noritake tuyệt đối “KHÔNG!” phải là gốm sứ Trung Quốc. Minh chứng xác đáng cho lời khẳng định ấy nằm ở các loại gốm sứ mà Noritake đang dồn tầm huyết sản xuất mỗi ngày.
Noritake tuyệt đối “KHÔNG!” phải là gốm sứ Trung Quốc
Gốm sứ Noritake chia làm 3 loại: Sứ xương (Bone China), Sứ trắng (White Porcelain) và Sứ trắng cao cấp (Premium White Porcelain). Nguyên liệu để cấu tạo nên cả 3 loại được tạo thành từ bột sứ ngôi làng Noritake, thuộc tỉnh quận Aichi, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi. Về sau, địa danh ngôi làng cổ kính Noritake đã trở thành tên gọi cho thương hiệu “Noritake” ngày nay.
Sứ xương của Noritake được làm từ thành phần bột sứ có nguồn gốc từ ngôi làng Noritake lừng danh về gốm sứ tại Nhật Bản
Theo thời gian, đồ gốm sứ Noritake là kết tinh tài năng của người nghệ nhân sáng tạo cùng với ý nghĩa, câu chuyện văn hóa được thổi hồn vào từng chiếc ly, chiếc đĩa. Noritake là ngôi làng có loại bột sứ chuyên biệt, là làng nghề truyền thống làm gốm, giống như làng nghề truyền thống Bát Tràng nức tiếng của Việt Nam. Vậy nên, khi lựa chọn đồ gốm sứ Noritake – quý vị hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu và những ý nghĩa độc đáo hiện hữu ở mỗi sản phẩm. Noritake – không chỉ là đồ vật vô tri, mà là nghệ thuật của sự hoàn mỹ và quý phái đến lạ kỳ.
Tham khảo thêm BST Evening Majesty của Noritake tại đây